Đại dịch Covid khiến mọi hoạt động kinh doanh khách sạn, khu nghỉ dưỡng bị ngưng trệ. Tuy nhiên dưới con mắt của nhiều chủ đầu tư thì đây lại là thời điểm “vàng” để tái tạo hoặc xây dựng mới nhằm tiến đến những bứt phá về sau. Trong khuôn khổ bài chia sẻ ngày hôm nay, Nam Cường xin gửi đến quý độc giả những bí quyết nhằm có được mẫu thiết kế khách sạn mini đẹp nhất. Nếu bạn cũng là một trong số những vị khách đang quan tâm đến lĩnh vực đầu tư khách sạn thì đây chắc chắn là bài viết chuẩn không thể bỏ qua.
Đôi nét về khách sạn mini
Khái niệm
Để bạn đọc dễ hiểu nhất, chúng tôi xin định nghĩa như sau: khách sạn mini là loại hình kiến trúc khách sạn có quy mô nhỏ, được xây nhiều tầng với kết cấu vững chãi, chịu lực ở mức độ cao. Loại hình này xuất hiện rất nhiều ở những trung tâm thành phố nơi có mật độ dân cư lớn và diện tích đất hạn hẹp hoặc ở tại những quần thể du lịch nổi tiếng.
Quy mô
Thực chất, ngay tên gọi đã nói lên phần nào quy mô của loại hình này. Tuy nhiên để chi tiết hơn chúng tôi xin chia sẻ cụ thể như sau
Diện tích
Từ 100 - 350m2. Đây là diện tích mà một khách sạn mini đạt tiêu chuẩn cần phải đáp ứng được. Với nhiều chủ đầu tư thì đây là diện tích hợp lý để đầu tư. Chính vì vậy, chỉ cần mặt tiền khu đất của bạn đạt từ 8 đến 10m thì việc xây được một công trình khách sạn mini đẹp là nằm trong tầm tay rồi.
Số phòng
Theo như quy định của Tổng cục du lịch về tiêu chuẩn xếp hạng khách sạn (ban hành kèm theo quyết định số 02/2001/QĐ-TCDL ngày 27/4/2001) thì số phòng tối thiểu đối với loại hình khách sạn mini sẽ là 15 phòng. Bên cạnh đó, kiến trúc sư sẽ căn cứ vào diện tích thực tế cũng như số tầng mà chủ đầu tư dự định xây để đưa ra số phòng hợp lý nhất.
Tuy nhiên, số phòng lý tưởng nhất cho một công trình khách sạn mini thường dao động từ 25 đến 40 phòng. Chi tiết hơn nữa; đối với phòng đơn sẽ có diện tích tối thiểu là 9m2, tương tự với phòng đôi là 14m2, phòng có 3,4 giường là 18m2.
Các hạng mục tối thiểu cần có
Theo như quy định thì khách sạn mini tuy nhỏ nhưng vẫn phải bố trí đầy đủ các trang thiết bị, cụ thể có thể kể đến: Logo và bảng tên giúp nhận diện khách sạn, dây truyền một chiều nhằm kết nối giữa các bộ phận với nhau, chỗ để xe theo quy định cho khách ghé thăm, cửa ra vào, sảnh, phòng WC nam nữ riêng biệt, hệ thống cấp nước đủ cho số lượng khách lưu trú, đèn cấp cứu khi sự cố xảy ra,hệ thống đèn chiếu sáng tốt, cấp nước nóng 24/24, hệ thống báo cứu hỏa và các thiết bị phục vụ công tác chữa cháy tạm thời…
Thế mạnh của khách sạn mini
Đây là điều mà rất nhiều chủ đầu tư quan tâm trước khi quyết định “xuống tiền” và đầu tư vào lĩnh vực này. Vậy thì thế mạnh của loại hình này là gì? NCDC xin phép chia sẻ ngay sau đây:
Chi phí mềm mại
Mini Hotel sẽ giúp chủ đầu tư đang gặp khó về tài chính tìm được câu trả lời thỏa đáng nhất. Vì quy mô của loại hình này là nhỏ, số phòng khai thác cũng ít nên chi phí bỏ ra là ít so với các công trình khách sạn khác.
Bên cạnh đó, nếu khách sạn mini của bạn nằm trong quần thể nghỉ dưỡng nào đó có sẵn thì mức chi phí phải bỏ ra lại càng được giảm xuống hơn bao giờ hết. Lý do chính là bởi CĐT hoàn toàn tận dụng được những tiện ích mà khu nghỉ dưỡng đã có sẵn, cụ thể như khu vui chơi, bể bơi, ngoại cảnh…
Thời gian xây dựng ngắn
Với mô hình này thì thời gian từ khi khởi công đến khi hoàn thiện và đưa vào sử dụng là ngắn. Đây cũng là thế mạnh khiến cho khách sạn mini được nhiều chủ đầu tư ưu ái.
Nguồn khách dồi dào, không kén chọn
Khách sạn mini không kén chọn khách hàng. Với mức giá từ 30 - 60 USD/đêm, loại hình này đã trở thành lựa chọn cho nhiều vị khách lưu trú.
Theo đánh giá của các chuyên gia trong ngành du lịch thì tiềm năng phát triển cho loại hình này là cực lớn vì nó phù hợp với mức tài chính của đa số người dân Việt Nam hiện nay, cũng như với một bộ phận không nhỏ khách du lịch ở nước ngoài. Với một nguồn cung hiếm trong khi cầu đang tăng, bạn còn chần chờ gì mà không cân nhắc đến việc đầu tư một khách sạn mini để bắt đầu sự nghiệp kinh doanh của mình?.
Các phong cách thiết kế khách sạn mini
Khách sạn mini hiện đại
Phong cách thiết kế này sẽ nhấn mạnh vào những đường nét góc cạnh, sắc sảo và đậm hơi thở của thời đại. Đồng thời hiệu ứng mà phong cách hiện đại mang lại sẽ giúp không gian trở nên như thoáng rộng hơn.
Khách sạn mini hiện đại cũng cực kỳ phù hợp với những vị khách ưa dịch chuyển, thích sự mới lạ, gọn gàng. Theo nghiên cứu của chúng tôi thì những vị khách trẻ tuổi, học sinh, sinh viên cực ưa chuộng phong cách này dẫn đến tỉ lệ đặt phòng là cao hơn hẳn.
Khách sạn mini tân cổ điển
Những mẫu khách sạn theo phong cách tân cổ điển lại gây ấn tượng bởi nét đẹp có chút gì đó mềm mại xen lẫn nét cách tân của kiến trúc hiện đại. Tuy nhiên, loại hình khách sạn này thường hướng đến đối tượng khách hàng tầm trung trở lên, vậy nên bạn cũng hãy cân nhắc trước khi quyết định nhé. Lý do chúng tôi nói vậy là bởi vì loại hình này kén chọn đối tượng khách, đây cũng là một trong những yếu tố khiến doanh thu không được như ý muốn.
Khách sạn mini cổ điển
Đặc trưng của thiết kế khách sạn phong cách này lại là nét hoài cổ. Mọi chi tiết đều gợi nhớ đến một thời lịch sử cổ kính xa xưa. Tuy nhiên chúng tôi cũng xin lưu ý rằng, khách sạn mini không hoàn toàn phù hợp với lối thiết kế cổ điển. Lý do nằm ở việc quy mô của loại hình này là khá nhỏ. Nếu chúng ta setup mọi thứ một cách bề thế, cầu kỳ thì chỉ khiến cho không gian thêm nặng nề mà thôi.
Vậy nên lời khuyên của chúng tôi đưa ra, đó là nên lựa chọn phong cách hiện đại hoặc tân cổ điển nhằm mang đến một công trình khách sạn mini chất lượng, độc đáo nhất bạn nhé.
Bí quyết thiết kế khách sạn mini
Mặt tiền
Nhắc đến mặt tiền tức là nhắc đến bộ mặt của khách sạn, dù đó là “mini hotel” hay “big hotel”. Vậy để có được mặt tiền đẹp cho khách sạn mini sẽ cần những bí quyết nào?
- Lựa chọn phong cách cố định cho mặt tiền (hiện đại, tân cổ điển, cổ điển). Tuy nhiên gợi ý của chúng tôi là nên loại bỏ phong cách cổ điển ra khỏi “suy nghĩ” bởi lẽ diện tích của khách sạn mini là quá nhỏ, việc bài trí mặt tiền cầu kỳ chỉ mang đến cảm giác nặng nề mà thôi.
- Tạo điểm nhấn: đây là một phần vô cùng quan trọng và chiếm đến 80% việc khách hàng quyết định đi hay ở. Chính bởi vậy, để mặt tiền khách sạn mini có dấu ấn riêng, kiến trúc sư nên bố trí thật khéo léo giữa nội thất và phân bổ màu sắc.
- Thêm một lưu ý nữa, đó là chủ đầu tư nên dựa vào đối tượng khách hàng mục tiêu để đưa ra quyết định cho phần mặt tiền. Ví dụ: khách hàng là người trẻ tuổi, học sinh thì phần mặt tiền nên thân thiện, tạo cảm giác gần gũi. Còn nếu khách hàng thuộc phân khúc tầm trung trở lên thì yếu tố sang trọng, đẳng cấp lại là điều ta nên ưu tiên.
- Ưu tiên không gian xanh. Việc chúng ta bố trí cây xanh tiểu cảnh ngay khu vực sảnh sẽ là điểm nhấn giúp thu hút khách hàng. Bên cạnh đó, yếu tố thiên nhiên cũng khiến cho không gian thêm phần thông thoáng và thân thiện với mắt người nhìn.
Bố cục các khu vực
Khách sạn mini vốn dĩ đã nhỏ nên việc setup bố cục hợp lý là điều càng thêm quan trọng. Kiến trúc sư cần phải tính toán sao cho từng khu vực chức năng vừa đảm nhận tốt vai trò của mình, vừa không gây cản trở đến các hoạt động khác cũng như góp phần mang đến một tổng thể đẹp mắt cho công trình.
Cụ thể về cách phân bổ có thể kể đến như:
- Tầng hầm của khách sạn sẽ phục vụ cho việc gửi xe và 01 phòng bảo vệ nhỏ
- Khu vực tầng 1 là quầy lễ tân và 1 phòng nơi xử lý khiếu nại hay các công việc văn phòng khác
- Tầng 2 đổ lên trên chỉ chuyên dành cho buồng ngủ
- Trong bố cục khách sạn mini, bắt buộc phải có đủ cầu thang máy và bộ .Lưu ý đối với cầu thang bộ đó là nên thiết kế thêm giếng trời ngay tại phía trên nhằm giúp cho khu vực giao thông này có thêm nhiều ánh sáng.
Ánh sáng
Đối với khách sạn mini nói riêng thì ánh sáng là điều vô cùng quan trọng. Bạn hãy nhớ một nguyên tắc, đó là không gian khách sạn cần được chiếu sáng thường xuyên và ở mọi vị trí. Vậy bí quyết để không gian này luôn có mức ánh sáng vừa đủ là gì?
- Từng không gian riêng nên sử dụng những loại đèn khác nhau. Ví dụ khu vực hành lang nên sử dụng hệ thống đèn LED, đèn sàn chiếu sáng đầy đủ vì đây là nơi nhiều người đi lại. Khu vực ăn thì việc bố trí ánh sáng cường độ cao hay thấp sẽ phụ thuộc vào diện tích và phong cách mà khách sạn mini của bạn hướng đến. Khu bếp nấu thì chắc chắn phải bố trí nhiều ánh sáng nhất có thể vì đây là khu vực quan trọng. Còn phòng ngủ thì thông thường sẽ được lựa chọn nguồn sáng ấm nhẹ nhàng, tăng phần gần gũi.
- Không nên sử dụng quá nhiều đèn trang trí trong cùng một không gian. Điều này sẽ khiến tổng thể chung bị nhức mắt, gây ảnh hưởng không tốt đến cảm nhận và tâm trạng của khách hàng
- Sử dụng giếng trời nên khu vực hành lang giao thông mà cụ thể là nơi có cầu thang bộ.
- Bố trí cân đối hài hòa giữa hai luồng sáng tự nhiên và nhân tạo. Tùy vào mỗi một công trình thiết kế khách sạn mini cụ thể mà kiến trúc sư sẽ đưa ra giải pháp tối ưu nhất. Tuy nhiên, tất cả phải vừa đủ, không thừa cũng không thiếu
Chi tiết hơn xin mời bạn đọc cùng tham khảo qua bảng mô tả tiêu chuẩn ánh sáng cho từng khu vực cụ thể trong khách sạn như sau (theo đúng quy chuẩn Việt Nam TCVN):
Chi phí đầu tư
Mức tiền mà bạn phải bỏ ra đối với thiết kế khách sạn mini sẽ không cụ thể vì còn tùy thuộc vào diện tích, phong cách kiến trúc, giá nhân công. Tuy nhiên có một điều chắc chắn rằng, số tiền là thấp hơn so với những loại hình khách sạn đồ sộ khác.
Vậy bí quyết để có thể tiết kiệm được phần nào chi phí khi xây dựng khách sạn mini là gì? Đó là bạn cần nắm rõ những hạng mục nào cần phải chi trả cũng như giá cả thị trường để có thể đàm phán cùng đơn vị thầu. Cụ thể như sau:
- Chi phí mặt bằng: Để xây khách sạn mini đương nhiên bạn phải có mặt bằng trước. Nếu thuộc sở hữu của bạn thì sẽ tiết kiệm được một khoản không nhỏ. Còn nếu phải thuê thì bạn hãy cân nhắc và thỏa thuận kỹ càng với chủ đất để có được một mức giá ổn nhất.
- Chi phí thiết kế: Bao gồm kiến trúc và nội thất. Đối với hạng mục này, lời khuyên của chúng tôi là bạn hãy tìm đến đơn vị tư vấn thiết kế uy tín, đủ năng lực. Thông thường mức giá cho công đoạn thiết kế này sẽ dao động trong khoảng 50 - 80tr. Nếu đơn vị nào đưa ra mức giá quá cao thì bạn cũng hãy xem xét lại.
- Chi phí xây phần thô
- Chi phí mua nội thất và đầu tư cho hệ thống phòng cháy chữa cháy.
Như vậy để tiết kiệm được chi phí khi xây khách sạn mini thì bạn cần phải nắm rõ được các hạng mục trên. Tuy nhiên không phải chủ đầu tư nào cũng am hiểu về lĩnh vực xây dựng, chính lúc này thì việc có một đơn vị tư vấn thiết kế hỗ trợ sẽ là điều tốt hơn cả.
Một số mẫu khách sạn mini đẹp
Khách sạn mini 2 sao
Mẫu thiết kế khách sạn 2 sao này gây ấn tượng bởi cách bố trí hệ thống ban công hình vòm cùng khối đúc hoa văn cầu kỳ ở khu vực mặt tiền. Bên cạnh đó, khách sạn này có mặt tiền không hề rộng. Tuy nhiên khi nhìn vào đây, chúng ta vẫn cảm nhận được vẻ đẹp thanh khiết mà sang trọng vô cùng.
Khách sạn mini 3 sao
Tọa lạc ngay trên trục đường lớn, mẫu khách sạn mini 3 sao này thực sự nổi bật so với các công trình còn lại. Mặt tiền và khu vực sảnh không quá cầu kỳ nhưng vẫn toát lên sự sang trọng, tinh tế trong từng đường nét. Thêm vào đó, kiến trúc sư cũng đã khéo léo chia đôi khu vực tầng 1 thành một lối cầu thang bước lên sảnh và một bên dành cho xe ra vào tầng hầm.
Khách sạn mini 4 sao
Vẫn theo phong cách tân cổ điển, mẫu khách sạn mini 4 sao này gây thương nhớ với bất kỳ ai nhờ lối thiết kế khỏe khoắn nhưng không kém phần uyển chuyển. Nguồn ánh sáng ấm cũng được kiến trúc sư khéo léo bố trí ở khu vực sảnh lễ tân tầng 1, điều này góp phần mang đến cho khách hàng một trải nghiệm tuyệt vời nhất.
Khách sạn mini 2 tầng
Mẫu khách sạn hiện đại 2 tầng này có thiết kế nhỏ gọn và gần giống như mô hình Homestay cho thuê. Với kiến trúc thân thiện cùng không gian bên trong tiện nghi, đây chắc chắn sẽ là nơi dừng chân lý thú của rất nhiều bạn trẻ.
Mẫu khách sạn mini 3 tầng
Kiến trúc ngoại thất của công trình khách sạn mini 3 tầng này ghi đậm dấu ấn hiện đại với những đường nét khỏe khoắn vô cùng. Bên cạnh đó, kiến trúc sư cũng tinh tế khi bố trí hệ thống kính ở các tầng nhằm mang đến cảm giác rộng rãi hơn và lấy ánh sáng tốt hơn.
Mẫu khách sạn mini 5 tầng
Mẫu khách sạn mini 5 tầng này khá giản đơn. Khu vực sảnh tầng 1 được kiến trúc sư sử dụng gam màu vàng đất nhằm mang lại điểm nhấn so với các khu vực cao tầng còn lại. Bên cạnh đó khu vực tầng 3 và 4 còn được bố trí 2 trụ cột tròn cân xứng mang lại cảm giác vững chãi.
Thiết kế khách sạn mini 7 tầng
Mẫu khách sạn mini 7 tầng này theo đuổi lối kiến trúc tân cổ điển nên sự sang trọng và đối xứng trong từng đường nét là điều chúng ta đều cảm nhận được. Cùng với đó, ở mỗi tầng đều được kiến trúc sư bố trí hệ thống cây xanh nhằm tăng thêm sự thân thiện, gần gũi.
Khách sạn mini 8 tầng
Mẫu khách sạn này được xếp top mini 8 tầng, tuy nhiên diện tích của tổng thể thiết kế cũng không quá nhỏ nên khi nhìn vào, chúng ta vẫn cảm thấy sự đồ sộ bề thế mà phần kiến trúc ngoại thất của công trình này mang lại. Hơn thế nữa, mẫu thiết kế này còn có lợi thế là mặt tiền cực thoáng rộng, giao thông đi lại cũng thuận lợi.
Thiết kế khách sạn mini 5x20
Dù mặt tiền không quá rộng nhưng tổng thể công trình này thật khiến bất cứ ai cũng phải quay lại ngước nhìn. Phần mái phía trên được sử dụng gam màu xanh đen và có độ thoải vừa phải.
Thiết kế khách sạn mini 200m2
Diện tích 200m2 khiến công trình này có thêm nhiều đất diễn. Bên cạnh đó, gam màu vàng đất và trắng đối lập nhau cũng giúp cho phần ngoại thất của khách sạn trở nên cuốn hút hơn bao giờ hết.
Khách sạn mini 100m2
Nếu bạn là một người đang quan tâm đến hạng mục đầu tư khách sạn thì không nên bỏ qua bài viết này của chúng tôi. Nếu vẫn chưa đủ, bạn vui lòng nhấc máy và gọi đến số hotline 0976 222 555 của Nam Cường để nhận được những tư vấn kịp thời và chính xác nhất nhé.
Một lần nữa, xin cảm ơn độc giả đã dành thời gian theo dõi bài viết. Chúc quý vị có những giây phút thư giãn cùng những mẫu thiết kế đẹp mà trang web kientrucnamcuong.vn mang lại.
Xem nguyên bài viết tại :
Tổng hợp những mẫu thiết kế khách sạn mini
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét