Bình yên, thơ mộng là mỹ từ chúng tôi dành tặng cho những công trình được thiết kế theo lối kiến trúc Pháp. Tuy nhiên, có lẽ rất ít người trong chúng ta hiểu về lịch sử của phong cách kiến trúc này. Trong khuôn khổ bài viết ngày hôm nay, Nam Cường xin chia sẻ với độc giả đôi điều về lịch sử hình thành của kiến trúc Pháp trên thế giới nói chung và tại Việt Nam nói riêng.
Cội nguồn của kiến trúc nước Pháp
Trước tiên phải nói rằng, Pháp là miền đất sở hữu nhiều những công trình đồ sộ, hoành tráng và được xem như hình ảnh biểu trưng cho lối kiến trúc châu Âu nói riêng.
Theo chia sẻ của các chuyên gia cùng tài liệu để lại thì kiến trúc nước Pháp chịu sự ảnh hưởng chủ yếu từ phong cách La Mã và Hy Lạp cổ đại. Đây cũng được xác định là 2 đế chế có nền kinh tế, văn hóa phát triển bậc nhất tại lục địa châu Âu trong khoảng thời gian thế kỷ III trước công nguyên.
Với những phân tích trên chúng tôi xin khẳng định rằng, chỉ cần bạn nắm rõ về kiến trúc Hy Lạp cổ đại và La Mã tức là bạn đã hiểu được tương đối về cội nguồn của kiến trúc nước Pháp.
Kiến trúc Hy Lạp cổ: Những hình ảnh đại diện cho phong cách này có thể kể đến như: đền Parthenon, cổng Propylaia, đền Erechtheion. Trong số những ngôi đền vừa kể trên thì Parthenon có thể được xem là đỉnh cao của kiến trúc cổ Hy Lạp. Hình ảnh những hành lang cột tròn bao bọc khu vực bên trong cùng đường nét hoa văn chìm nổi, cầu kỳ trên mái đã khiến cho công trình trở nên độc đáo hơn bao giờ hết.
Và rồi chính những công trình trên đã trở thành một phần quan trọng trong kho tàng kiến trúc thế giới nói chung và là bước đệm cho sự phát triển của kiến trúc Pháp nói riêng.
Kiến trúc La Mã cổ đại: Hầu hết các công trình kiến trúc La Mã cổ đại thường có vẻ bề ngoài đồ sộ, hoành tráng và tọa lạc trên một mảnh đất có diện tích cực lớn. Tất thảy những điều này đều nhằm mục đích phô trương sức mạnh cũng như khẳng định sự trường tồn của triều đại La Mã nói riêng. Cũng bắt đầu từ thời kỳ này, một số thiết kế Gallo-Roman ở Pháp còn sót lại tàn tích và tiếp tục được gìn giữ, bảo tồn.
Kiến trúc pháp thời điểm này hiện lên nổi bật với những chi tiết như: sử dụng hầm trong các công trình, vòm mái cao, các khối bê tông lớn được ưa chuộng…Có thể bạn không biết nhưng các mẫu nhà thờ tại Pháp hầu hết được thiết kế giống với kiến trúc La Mã.
Như vậy bạn có thể hiểu khái quát rằng, kiến trúc Pháp ra đời và phát triển đều dựa trên nền tảng là những phong cách kiến trúc cổ vừa nêu trên. Bên cạnh đó, việc du nhập tinh hoa của các nền văn hóa khác cũng mang đến cho nước Pháp những công trình đậm dấu ấn riêng để rồi bất cứ ai nhìn qua một lần cũng không thể nào quên
Đặc điểm các công trình kiểu Pháp
Bất kỳ một công trình nào cũng được thiết kế theo một phong cách nhất định với những đặc điểm nổi bật nhất. Vậy còn với kiến trúc của các công trình kiểu Pháp thì sao?
Hình khối vuông vức đồ sộ
Mỗi một vật thể đều sở hữu một dạng hình khối nhất định, để rồi khi nhìn vào đó ta có thể đưa ra được những đánh giá trực quan ban đầu. Các công trình kiểu Pháp nói riêng đều gây ấn tượng mạnh bởi những hình khối vuông vức đồ sộ, cụ thể là là hình vuông, chữ nhật hoặc hình vòng tròn, elip.
Hiệu ứng từ những hình khối này mang lại là vô cùng mạnh mẽ. Nó khiến cho tổng thể công trình kiểu Pháp trở nên bề thế, đẳng cấp, vững chãi hơn bao giờ hết. Bên cạnh đó, những khối vuông trụ to lớn còn như thể hiện cho tính kỷ luật, sức mạnh và lòng can đảm.
Tính đối xứng cân bằng
Một đặc điểm nổi bật nữa của công trình kiến trúc Pháp, đó là tính đối xứng cân bằng. Có thể nói rằng, đối xứng là căn nguyên gốc rễ tạo nên tính cân bằng. Trong các công trình Pháp nói riêng thì tính đối xứng được tạo ra bằng cách lấy một điểm làm trung tâm, kiến trúc bên còn lại sẽ được phản chiếu thông qua điểm trung tâm đó. Nói theo cách dễ hiểu thì dù công trình mới hoàn thiện 1 nửa, chúng ta đã có thể hình dung ra bên còn lại rồi.
Nhờ có yếu tố cốt lõi trên mà không gian các công trình kiến trúc Pháp thêm phần hài hòa, cuốn hút hơn bao giờ hết. Bên cạnh đó, quy luật cân bằng này cũng giúp tổng thể công trình đảm bảo yếu tố liền mạch, thống nhất, gây thiện cảm với mắt người nhìn.
Nội thất tinh tế sang trọng
Điều này thực sự không cần bàn cãi, nội thất trong những công trình kiến trúc Pháp không những sang trọng mà còn cực kỳ đẳng cấp, thể hiện chất “hoàng gia” lộng lẫy trong từng chi tiết nhỏ.
Mỗi một công trình Pháp đều mang những đặc trưng riêng, phục vụ cho những mục đích riêng. Tuy nhiên xét về cơ bản thì phong cách kiến trúc nội thất này đều chịu ảnh hưởng từ Baroque (đây là phong cách nghệ thuật tượng trưng khởi nguồn từ thời kỳ Phục Hưng) và được cách tân với mục đích mang đến sử mới mẻ, độc đáo cho không gian nội thất. Phong cách này đến hiện nay vẫn còn giữ được sự “đình đám” và cũng đòi hỏi tính nghệ thuật cao.
Nội thất Pháp còn hiện lên một cách tuyệt đẹp nhờ cách phối màu tinh tế. Không gian sẽ vô cùng trang hoàng, lộng lẫy nhờ sự kết hợp giữa gam màu trung tính và chất liệu nội thất từ kim loại quý.
Thêm một chi tiết quan trọng nữa, đó là không gian nội thất sang trọng của các công trình kiến trúc Pháp còn được thể hiện qua các chi tiết hoa văn trên trần nhà. Thông thường kiến trúc sư sẽ bố trí những họa tiết uốn lượn đặc trưng của phong cách Louis.
Coi trọng tỉ lệ thức cột
Hiểu một cách đơn giản thì thức cột chính là hệ thống tỷ lệ và hình thức trang trí cột . Có thể nói rằng, đây chính là cách để người Hy Lạp, La Mã cổ đại sử dụng để tìm đến một vẻ đẹp lý tưởng. Các công trình kiến trúc Pháp cực kỳ coi trọng tỉ lệ thức cột. Chính điều này đã mang đến cho ngoại thất công trình một sức sống mãnh liệt, sức chịu đựng tốt, cùng với đó là thể hiện cho sự tinh tế, mỹ miều của kiến trúc cổ.
Các thức cột nổi tiếng có thể kể đến là: Doric, Corinth, Lonic. Các loại cột này đều sở hữu tỉ lệ vô cùng hoàn hảo giữa chiều cao và chiều rộng, nói theo chuyên môn thì đây là “tỷ lệ vàng”.
Và thêm một điều đặc biệt nữa có thể bạn không viết, đó là rất nhiều thức cột trong các công trình kiến trúc Pháp thẳng mà lại không thẳng. Các kiến trúc sư thời cổ xưa đã điều chỉnh những đường thẳng thực tế nhằm mang đến ảo giác cho người nhìn, cho họ một cảm giác kỳ vĩ, bề thế, từ đó vẻ đẹp tổng thể của công trình cũng trở nên hoàn hảo hơn bao giờ.
Lịch sử kiến trúc pháp tại Việt Nam
Dựa trên các tài liệu để lại, chúng ta có thể khẳng định rằng, lịch sử kiến trúc Pháp tại Việt Nam được hình thành và gọi tên từ thời điểm đất nước ta bị thực dân Pháp đô hộ.
Qua mỗi thời kỳ lịch sử thì kiến trúc lại có sự thay đổi về diện mạo lẫn kiến trúc bên trong nhằm theo kịp xu thế thời đại cũng như thích nghi tốt nhất với môi trường hiện đại.
Tuy nhiên dù thế nào thì những công trình dưới thời Pháp thuộc vẫn được xếp vào hạng mục di sản văn hóa vật thể cần được quy hoạch, cải tạo và gìn giữ. Đây không chỉ là hình ảnh biểu trưng cho nét đẹp văn hóa mà còn là minh chứng hùng hồn cho một thời kỳ kháng chiến chống Pháp trường kỳ của dân tộc Việt Nam
Mỗi giai đoạn lại ghi dấu ấn bởi một phong cách kiến trúc khác nhau, để chi tiết hơn xin mời bạn đọc cùng theo dõi ngay sau đây
Phong cách kiến trúc Tiền thực dân
Phong cách này được bắt đầu tại thủ đô Hà Nội. Các kiến trúc sư thời kỳ này đã cùng nhau nghĩ ra một phong cách kiến trúc mới nhằm đáp ứng 2 yếu tố: đó là tránh nóng mùa hè và phục vụ tối ưu cho công việc thời ấy.
Các công trình thời kỳ này thường được thiết kế một hành lang kiên cố, chắc chắn bao quanh. Bên trong được thiết kế thành những khối hình chữ nhật với các khu vực chức năng bố trí sát nhau: dãy hành lang, phòng làm việc….
Bảo tàng Lịch sử Quân sự (trước đây là Sở chỉ huy quân đội Pháp) được xây dựng trong thời kỳ tiền thực dân
Phong cách kiến trúc tiền thực dân cũng được thể hiện một cách tối giản, thông qua hình ảnh những ngôi nhà gồm 2 tầng, mái dốc lợp ngói hoặc tôn, tường xây bằng bê tông hoặc gạch…
Kết luận: Những công trình theo lối kiến trúc tiền thực dân này không có giá trị về thẩm mỹ nhiều. Kiến trúc sư thiết kế dựa trên mục đích phục vụ chức năng làm việc là chủ yếu
Những công trình nổi tiếng có thể kể đến: Bảo tàng lịch sử quân đội, bệnh viện Hữu Nghị, tòa thị chính
Phong cách kiến trúc Tân cổ điển
Có thể nói , lịch sử kiến trúc Pháp tại Việt Nam được thể hiện rõ nhất qua thời kỳ này. Khi đô hộ nước ta, thực dân Pháp đã thể hiện sức mạnh tối thượng của mình bằng cách cho xây dựng một loạt các công trình nhà ở, công cộng, trụ sở làm việc...đậm chất cổ điển Pháp.
Thêm một lý do nữa khiến kiến trúc tân cổ điển này phát triển mạnh mẽ, đó là thực dân Pháp chủ trương cai trị nước ta theo chính sách đồng hóa. Điều này dẫn đến tất cả các lĩnh vực từ văn hóa, xã hội, kiến trúc...đều được Pháp điều chỉnh cũng như từng bước thay thế. Những công trình thời kỳ này gần như đều tuân thủ chặt chẽ các nguyên tắc của nền kiến trúc tân cổ, đó là tỉ lệ thức cột, tính đối xứng cân bằng, màu sắc nhã nhặn.
Nhà hát lớn Hà Nội mang đậm kiến trúc tân cổ điển
Kết luận: Phong cách kiến trúc Pháp thời kỳ này đã xem trọng hơn đến yếu tố thẩm mỹ. Cùng với đó, sự phát triển mạnh mẽ của kiến trúc tân cổ điển đã có ảnh hưởng sâu sắc và gần như toàn bộ đến lĩnh vực kiến trúc, quy hoạch của toàn thành phố Hà Nội nói riêng.
Những công trình nổi tiếng có thể kể đến: Nhà hát lớn, nhà khách chính phủ, tòa án nhân dân tối cao, phủ toàn quyền (phủ chủ tịch)
Phong cách kiến trúc địa phương Pháp
Kiến trúc địa phương Pháp xuất hiện trong lịch sử kiến trúc Việt Nam nói riêng là nhờ số lượng người Pháp di chuyển đến nước ta sinh sống khá đông. Các công trình nhà ở thời kỳ này xuất phát từ ý niệm muốn nhớ về quê nhà của chính những con người tha hương đó.
Phong cách kiến trúc này gần giống những ngôi nhà ở nước Pháp xa xôi với những đặc trưng như: mái có độ dốc lớn, tường rào sơn sắt bao quanh, các ô cửa sổ đối xứng…
Kết luận: Phong cách “địa phương” đã mang nét hoài cổ, mềm mại và thơ mộng của những miền quê Pháp vào trong mỗi công trình. Tuy nhiên khi sang đến Việt Nam, hầu hết các mẫu nhà dân dụng theo phong cách này đều được lược bỏ bớt một số chi tiết nhằm phù hợp với khí hậu Việt Nam và đảm bảo tính ứng dụng.
Một số công trình tiêu biểu có thể kể đến như: Grand Lycée AIber Sarraut tại số 1B Hoàng Văn Thụ, Petit Lycée tại số 8 Hai Bà Trưng, Trường nữ học Pháp tại số 58 Trần Phú và một số biệt thự tại khu Ngoại giao đoàn.
Phong cách kiến trúc Art Deco
Chiến tranh thế giới lần I kết thúc vào năm 1918. Thực dân pháp dù hiên ngang với vị thế người thắng trận nhưng thực tế nền kinh tế của đất nước này đã suy thoái báo động, trong khi đó kinh tế chính là biểu hiện cho vị thế của một đất nước. Xuất phát từ lý do này, Pháp đã triển khai một loạt những chương trình khai phá thuộc địa nhằm khôi phục nền kinh tế nước nhà cũng như lấy lại vị thế “người thắng trận” trên thế giới.
Vậy hoàn cảnh trên có mối liên hệ gì với phong cách kiến trúc Art Deco? Thực tế phong cách này được hình thành và ngày càng lan rộng vào thời điểm khá nhạy cảm, đó là giữa hai cuộc thế chiến lần I, II, và cũng tại thời điểm này, thực dân Pháp lại đô hộ Việt Nam. Chính vì lý do trên, Việt Nam với tư cách là một nước thuộc địa Pháp cũng đã xuất hiện nhiều công trình kiến trúc Art Deco do chính những kiến trúc sư Pháp thiết kế.
Tại Hà Nội thì phong cách này “khởi sắc” từ những năm 1920 và đặc biệt thể hiện sự vượt trội vào những năm 1930. Những công trình được thiết kế theo phong cách kiến trúc này gây ấn tượng bởi cách sử dụng những hình khối vuông vắn với độ dày nhất định. Cùng với đó các hoa văn trang trí cùng đường nét mềm mại thường được đắp nổi bằng thạch cao, xi măng với mục đích giúp cho công trình trông thanh thoát hơn cũng như giảm bớt sự nặng nề.
Kết luận: Những công trình theo kiến trúc Art Deco tại Hà Nội vẫn tiếp tục ghi dấu ấn bởi vẻ đẹp hoài cổ nhưng đồng thời cũng được cải tiến nhằm phù hợp với khí hậu nhiệt đới gió mùa và kiến trúc chung của Hà Nội. Có thể nói phong cách này là lựa chọn hoàn hảo cho những không gian cần sự mềm mại, uyển chuyển xen lẫn yếu tố mạnh mẽ và hơi thở của thời cuộc.
Ngân hàng Đông Dương chi nhánh Sài Gòn - nay là Trụ sở Văn phòng đại diện NHNN tại TP. HCM
Những công trình nổi bật theo phong cách kiến trúc Art Deco có thể kể đến như: tòa nhà số 91 Đinh Tiên Hoàng, Bưu điện Hà Nội, chi nhánh ngân hàng Đông Dương.
Phong cách kiến trúc Đông Dương
Phong cách này xuất hiện trong quá trình phát triển lịch sử kiến trúc Việt Nam và mang một hình ảnh khác biệt. Các kiến trúc sư đã lồng ghép văn hóa kiến trúc truyền thống của Việt Nam và mang đến cho những công trình này một vẻ đẹp quá đỗi hoàn hảo.
Điểm nổi bật có thể kể đến đó là sử dụng các ô văng cửa sổ, hệ thống cửa đón ánh sáng, thông gió tốt… Điểm tên những công trình nổi bật: sở tài chính, Viện Pasteur, tòa nhà chính Đại học Đông Dương.
Phong cách kiến trúc Pháp – Hoa
Trong thời kỳ pháp thuộc, kiến trúc Pháp - Hoa cũng có “đất dụng võ” và xuất hiện chủ yếu trong các biệt thự và dinh thự lớn tại khu vực trung tâm.
Những công trình theo phong cách kiến trúc này ở nước ta có ưu điểm là thân thiện, mềm mại và phảng phất yếu tố văn hóa Việt. Tuy nhiên nhược điểm của nó lại nằm ở việc kiến trúc sư không có những giải pháp triệt để nhằm lấy sáng và thông gió tốt, trong khi với điều kiện khí hậu nhiệt đới tại nước ta thì đây là một hạn chế khá lớn.
Nhà cổ Huỳnh Lê mang đậm kiến trúc Pháp-hoa
Một số công trình tiêu biểu có thể kể đến:, dinh Tổng đốc Hoàng Trọng, dinh thự số 26 Phan Bội Châu, Nhà hàng Thủy Tạ.
Phong cách kiến trúc Neo – Gothic
Thực tế cụm từ Neo - Gothic có hàm ý nhằm nói đến mong muốn hồi phục Gothic của các kỹ sư thiết kế. Tại Hà Nội thì phong cách kiến trúc này được thể hiện chủ yếu ở các công trình nhà thờ do thực dân Pháp xây dựng. Tuy nhiên để phù hợp với văn hóa nước ta thì các chi tiết trang trí, hoa văn phào chỉ cũng được giản lược đi rất nhiều.
Công trình tiêu biểu có thể kể đến : nhà thờ Làng Tám, nhà thờ quận Hoàng Mai.
Các công trình kiến trúc Pháp tiêu biểu
Điện Louvre
Lịch sử: Viện bảo tàng Louver nằm tại trung tâm thủ đô Paris của nước Pháp. Dưới thời vua Charles V, điện Louver đã trở thành cung điện hoàng gia và qua mỗi thời kỳ lại được mở rộng thêm. Lịch sử của cung điện này không thể diễn tả trọn vẹn trong khuôn khổ bài viết ngày hôm nay, quý độc giả có thể tham khảo thông tin chi tiết tại trang wikipedia để biết thêm chi tiết.
Kiến trúc: Điện Louvre gây ấn tượng mạnh với du khách bởi lối thiết kế Pháp tiêu biểu. Ngay phía chính dẫn vào bảo tàng được đặt một kim tự tháp với hệ thống 673 miếng kính nhằm mục đích hấp thụ ánh sáng chiếu xuống không gian bên trong. Bên cạnh đó, khu vực ngoài bảo tàng còn được thiết kế hệ thống trụ cột, tường rào cân xứng, vững chắc cùng hoa văn khắc tạc tỉ mỉ. Đây cũng chính là một đặc điểm cực nổi bật của nền kiến trúc Pháp thời bấy giờ.
Hiện nay, điện Louvre được sử dụng để trưng bày những tác phẩm nghệ thuật vô giá của đất nước Pháp
Điện Versailles
Lịch sử: Cung điện Versailles được xác định là nơi ở chính của các đời vua (hoàng hậu) Pháp gồm: Louis XIII, , Louis XIV, Louis XV, Louis XVI.
Cung điện này nằm tại phía Tây Paris và được xem là hình ảnh thể hiện cho quyền lực, sức mạnh tối thượng của các đời vua.
Một số thông tin ấn tượng của cung điện này có thể kể đến như: Rộng 67.000m2, số phòng chức năng là trên 2000, công viên xanh bên trong rộng tới hơn 800 hecta.
Năm 1979: UNESCO xếp cung điện này vào danh sách di sản thế giới cần trùng tu, bảo vệ và phát triển.
Kiến trúc: Thật không ngoa khi nói rằng, Versailles là công trình tiêu biểu cho tinh hoa nghệ thuật kiến trúc Pháp trong giai đoạn thế kỷ XVII và XVIII. Toàn bộ công trình đều tuân thủ nghiêm ngặt quy tắc của nghệ thuật Pháp cổ như: các hành lang bố trí nhiều cột lớn song song, tính đối xứng cao, trần nhà trang trí hoa văn lộng lẫy, các phòng ngủ được rải thảm nhung, gỗ ốp tường được mạ vàng.
Hiện nay, điện Versailles là tài sản thuộc quản lý của nhà nước Pháp và được đánh giá là cung điện tráng lệ bậc nhất Châu Âu.
Cầu Long Biên
Lịch sử: Cầu Long Biên được khởi công xây dựng vào năm 1898, với mục đích phục vụ cho việc lưu thông hàng hóa, giao thông từ khu vực đồng bằng Bắc Bộ đến Hải Phòng, từ Hải Phòng vào nội thành Hà Nội. Cầu Long Biên bắc qua sông Hồng, nối liền 2 quận Hoàn kiếm và Long Biên của Hà Nội.
Kiến trúc: Bởi vì được thiết kế và xây dựng bởi Pháp nên công trình này ghi đậm dấu ấn Pháp với những đặc điểm sau: Áp dụng tối ưu kiến trúc sắt thép (cây cầu này được Pháp sử dụng đến hơn 6.000 tấn thép, chì, gang. hơn 30.000 mét khối đá khối, các nhịp cầu đối xứng
Hiện nay, cầu Long Biên được xem là biểu tượng của thành phố Hà Nội cũng như phục vụ nhu cầu đi lại, vận chuyển hàng hóa của nhân dân.
Trường học Chu Văn An
Lịch sử: Đây là ngôi trường được xây dựng năm 1908 trong thời kỳ Pháp thuộc và được người Pháp sử dụng nhằm mục đích đào tạo nhân lực phục vụ cho bộ máy cai trị tại miền Bắc.
Trong suốt thời kỳ kháng chiến, ngôi trường đã được nâng cấp, di chuyển địa điểm nhiều lần. Để tìm hiểu sâu hơn về lịch sử của mái trường hơn một trăm tuổi này, bạn đọc vui lòng ghé trang wikipedia để biết thêm chi tiết.
Kiến trúc: Phong cách Pháp được thể hiện rõ ở gam màu vàng đặc trưng cùng với những ô cửa sổ màu xanh dương. Đặc biệt tại khu vực thư viện (nhà bát giác), các kiến trúc sư người Pháp đã bố trí hệ thống hoa văn cầu kỳ cùng phần cổng vòm đặc trưng.
Hiện nay đây là một trong số những trường điểm tại Hà Nội. Dù liên tục được cải tạo, nâng cấp nhằm mục đích phục vụ tốt nhất cho công tác dạy và học nhưng sau tất cả, những nét kiến trúc cổ vẫn được gìn giữ, nâng niu.
Nhà hát lớn Hà Nội
Lịch sử: Nhà hát lớn được chính quyền Pháp tiến hành khởi công năm 1901 và mất đến 10 năm để hoàn thiện. Về cơ bản thì đây là nơi được Pháp sử dụng để biểu diễn các loại hình văn hóa nghệ thuật “sang chảnh” cho tầng lớp thượng lưu khi đó như: kịch nói, nhạc thính phòng, Opera
Công trình này còn đi vào lịch sử dân tộc khi là nơi diễn ra toàn bộ những sự kiện trọng đại của Cách mạng tháng 8.
Kiến trúc: Có thể nói khi ghé thăm nơi đây, ta như lạc vào một không gian đậm chất châu Âu giữa lòng Hà Nội. Người Pháp đã xây dựng nên công trình này với cảm hứng được lấy từ một số công trình nổi tiếng tại trời Âu như: Lâu đài Tuylory, nhà hát Opera (Paris)
Toàn bộ chi tiết hoa văn, phào chỉ đều được chạm khắc tinh xảo. Không gian phòng bên trong khiến khán giả không khỏi choáng ngợp vì độ xa hoa, hào nhoáng mà nó mang lại. Người Pháp cũng sử dụng chất liệu cao cấp cho hầu hết các hạng mục bên trong, cụ thể: Sàn lát đá trắng nhập khẩu Ý, thảm nhung đỏ được bố trí ngay lối đi giữa, hệ thống đèn tường, đèn chùm được mạ vàng hoặc đồng phong cách vintage…
Hiện nay, nhà hát Lớn Hà Nội được sử dụng nhằm phục vụ những buổi hòa nhạc, hoạt động văn hóa của thủ đô cũng như là nơi đón tiếp khách tham quan.
Nhà thờ lớn Hà Nội
Lịch sử: Công trình này được Pháp xây dựng trên mảnh đất cũ thuộc ngôi chùa Báo Thiên. Về sau, nhà thờ được chính quyền giao cho giáo hội Công giáo phục dựng và cải tạo.
Kiến trúc: Công trình này được thiết kế theo lối kiến trúc Gothic uy nghiêm mà không kém phần lãng mạn. Toàn bộ nhà thờ được xây bằng đất nung, giấy bổi. Bốn góc xung quanh nhà thờ được đặt 4 trụ đá cao to. Bên cạnh đó, phần mái vòm uốn cong cùng hệ thống cửa sổ bên ngoài càng khiến cho nhà thờ Lớn Hà Nội đậm chất Pháp hơn bao giờ hết.
Hiện nay, đây là một trong số những nhà thờ lớn nhất Việt Nam và là địa điểm được nhiều du khách yêu thích
Bảo tàng lịch sử
Lịch sử: Người Pháp thành lập bảo tàng này vào đầu năm 1958 với mục đích trưng bày và giới thiệu các đồ vật cổ, quý hiếm được thu thập từ khu vực các nước Đông Nam Á. Đến cuối năm 1958, Pháp chính thức bàn giao lại công trình này cho chính quyền nước ta khi đó.
Kiến trúc: Bảo tàng lịch sử gây ấn tượng với những hình khối vuông vức, tường màu vàng nhạt cùng hệ mái che có độ dốc lớn. Xung quanh bảo tàng, kiến trúc sư cũng đã thiết kế những hàng rào sơn sắt với cách bố trí hoa văn mềm mại, uyển chuyển.
Vậy đấy, kiến trúc Pháp hoài cổ, mềm mại thật giống như một “đứa con cưng” được yêu chiều. Với nét đẹp vừa mạnh mẽ lại phảng phất chút gì đó thơ mộng của miền quê Pháp xa xôi, những công trình trình này thực sự đẹp mãi và song hành cùng thời gian.
Tham khảo bài gốc ở :
Những điều cần biết về lịch sử kiến trúc Pháp
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét