Nhà 2 tầng có tầng hầm đang là 1 trong những xu hướng thiết kế được đông đảo người dân ưa thích, đặc biệt là dân ở các thành phố lớn có diện tích xây dựng hạn chế. Mô hình này đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của con người, giúp gia chủ tiết kiệm được thời gian, tiền bạc thay vì phải đi tìm cho gia đình 1 bãi đậu xe an toàn, chi phí thấp.
Bài viết dưới đây, Nam Cường sẽ cung cấp cho các bạn 1 số thông tin, cũng như những lưu ý quan trọng nhất, giúp bạn có thể thiết kế và xây dựng thành công kiến trúc nhà ở 2 tầng có tầng hầm đạt tiêu chuẩn và đẹp mắt.
Phân biệt tầng hầm và bán hầm
Biệt thự tân cổ điển bán hầm
Tầng hầm chính là khoảng không gian nằm hoàn toàn dưới mặt đất, được thiết kế tầng trệt ngang với vỉa hè. Còn tầng bán hầm có thể hiểu là kiểu tầng hầm mà có 1 nửa chiều cao nằm trên mặt đất. còn 1 nửa còn lại sẽ được thiết kế nằm âm dưới lòng đất. Theo quy định của bộ luật xây dựng, vỉa hè sẽ được thiết kế thấp hơn tầng trệt 1m. Các bạn cũng có thể hình dung được rằng, tầng bán hầm sẽ thông thoáng hơn so với tầng hầm, vì có thể đón được ánh sáng và không khí tự nhiên từ 1 nửa chiều cao nhô lên khỏi mặt đất.
Tòa nhà có tầng hầm
Ưu điểm của nhà có tầng hầm
Tối ưu công năng
Đây là giải pháp thiết kế cực kỳ hiệu quả bởi chúng không những chỉ là nơi giải quyết vấn đề để xe cộ, mà còn giúp tối ưu diện tích sử dụng, gồm cả hệ thống kỹ thuật. Chủ đầu tư có thể sử dụng tầng hầm cho rất nhiều chức năng như:
-Đỗ xe: Không gian chức năng này giúp cho gia chủ có thể cất giữ và bảo quản xe cộ khỏi mưa nắng, đồng thời tiết kiệm 1 khoản chi phí đáng kể cho các bãi đậu xe, thay vì mỗi tháng phải bỏ ra phải bỏ ra vài triệu đồng và đi lại bất tiện. Đây là giải pháp thiết kế tầng hầm rất hợp lý, nhất là ở các thành phố lớn có dân cư đông đúc và đất đai chật hẹp.
-Kho chứa đồ: Nhiều hộ gia đình còn tận dụng không gian này để làm nhà kho chứa các đồ nội thất như bàn ghế, thiết bị không sử dụng thường xuyên hay các loại lò sưởi, hệ thống điều hòa, máy nước nóng,....Hoặc cũng có thể, đây cũng sẽ là nơi được bố trí để làm phòng nghỉ ngơi cho người giúp việc.
Thể hiện chất riêng
Bạn cũng có thể sử dụng tầng hầm của ngôi nhà để làm những phòng sưu tầm, lưu trữ tài liệu, đồ cổ, bàn bi - a, phòng karaoke,...với mục đích tiết kiệm không gian, giúp đa dạng hóa các phòng công năng của gia đình và khẳng định được chất riêng cho mỗi 1 gia đình.
“Hack” chiều cao của ngôi nhà
Những mẫu nhà ở có tầng hầm thường tạo nên sự bề thế và vững chắc cho toàn bộ công trình. Các bậc tam cấp được thiết kế để đi lên tầng trệt cũng đủ để toát lên vẻ đẹp sang trọng, đẳng cấp cũng như thể hiện được sự trang trọng và lịch lãm.
Có khả năng cách ẩm, giúp nhà thông thoáng hơn
Việt Nam là đất nước có khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm. Chính vì thế nên chủ đầu tư có thể thiết kế thêm tầng hầm nhằm cách ẩm cho khu vực tầng bên trên, cũng như lưu thông không khí và đón ánh sáng tự nhiên, giúp không gian ở đây được thông thoáng và có nhiều luồng khí tươi mát tràn vào ngôi nhà.
Những lưu ý khi thiết kế tầng hầm
Để có thể thiết kế cho gia đình 1 tầng hầm đạt tiêu chuẩn của Bộ Xây Dựng, bạn tuyệt đối phải nhớ kỹ những lưu ý sau đây:
Đảm bảo diện tích đủ rộng
Vì khu vực chức năng này sẽ là nơi đỗ xe cho cả gia đình, thậm chí là trở thành nhà kho để cất giữ đồ đạc, phòng karaoke, bi - a,....Chính vì thế nên đòi hỏi diện tích của không gian phải đủ rộng để đáp ứng được mục đích sử dụng cho thiết kế các phòng chức năng đó. Đồng thời, diện tích rộng rãi sẽ không đem lại cảm giác khó chịu, bí bách khi gia chủ đặt chân xuống đây.
Độ dốc
(Bản vẽ độ dốc của 1 tầng hầm đạt tiêu chuẩn)
Độ dốc các lối đi ra vào của tầng hầm theo quy định của pháp luật thì không được vượt quá 15%, thông trực tiếp ra bên ngoài.
Độ dốc với đường cong tối đa là 13% và đường thẳng là 18%.
Độ dốc dọc với đường cong thì bạn nên thiết kế nhỏ hơn 9%, còn độ dốc dọc đối với đường dốc thẳng thì nhỏ hơn 12%.
Độ dốc đường cong tối đa là 1:12, đường dốc thẳng tối đa là 1:7
Độ dốc đường hầm phải đạt tiêu chuẩn, tránh trường hợp gầm quá thấp khiến ô tô va chạm, và gây ra những hậu quả và rủi ro đáng tiếc.
Chiều cao tầng hầm
Để sở hữu 1 khu vực tầng hầm đảm bảo an toàn và thẩm mỹ, chủ đầu tư cần nắm chắc các số liệu thiết kế. Tuy theo nhu cầu và quy mô xây dựng của công trình để các kiến trúc sư có thể đưa ra 1 con số thật chính xác về chiều cao, cũng như độ dốc,...thật phù hợp cho gia đình bạn.
Thông thường, dựa trên khảo sát thực tế và cách tính toán số liệu của các chuyên gia, thì:
-Phần nổi (tính từ tầng trệt) so với độ cao của vỉa hè là không được quá 1,2m.
-Ram dốc (đường xuống tầng hầm) cách ranh lộ giới với mức tối thiểu là 3m
-Còn đối với những ngôi nhà giáp với đường lộ giới < 6m, bạn tuyệt đối không thiết kế tầng hầm mà có lối lên xuống cho phương tiện ô tô, tránh việc tiếp cận trực tiếp với đường, gây nguy hiểm đến tính mạng con người.
(Chiều cao tầng hầm đạt tiêu chuẩn của bộ xây dựng)
Thông thường, tầm hầm cao 2,2m là hợp lý và đạt tiêu chuẩn. đảm bảo cho xe cộ lưu thông qua lại, đồng thời đón được không khí lưu thông từ bên ngoài, giúp không gian đỡ phần ngột ngạt và khó chịu.
Không nên thiết kế các hệ thống cột đà trong phòng, vì điều này sẽ làm tầng bị thấp, có thể xảy ra tình trạng chạm đầu khi xe lưu thông ra vào. Một tầng hầm nếu được thiết kế chiều cao hợp lý thì ngoài việc để xe ra thì còn có thể trở thành khu vực buôn bán, phòng chức năng khác như giải trí, văn phòng làm việc,....
Chống ngập nước
Tầng hầm thường có độc dốc cao và thấp hơn rất nhiều so với mặt bằng, vì thế nên vào những mùa mưa lũ, nếu không biết cách thiết kế thì nguy cơ ngập lụt, nước tràn vào nhà là rất cao.
Để tránh tình trạng nước thải, nước mưa tràn vào thì các bạn hãy đổ bê tông cốt thép dày khoảng 20cm cho vách và sàn hầm. Tiếp đến là công đoạn chống thấm thì phải được xử lý đúng kỹ thuật, để có thể thoát nước ra các đường ống công cộng. Theo Nam Cường thì nên thiết kế thêm rãnh âm ở nơi chân tường của đường dốc dẫn bạn xuống dưới hầm. Điều này sẽ giúp hứng nước mưa dẫn sang hố ga. Còn đối với những hộ gia đình có điều kiện kinh tế, bạn nên thiết kế máy bơm tại khu vực hố ga, để có thể bơm ngược ra đường khi mà có các trận mưa lớn, gây ngập lụt.
Lối ra vào đủ, rộng
Để thuận tiện cho việc di chuyển, tránh việc xảy ra va chạm đáng tiếc, bạn cần phải lưu ý thiết kế lối ra, vào sao cửa hầm cho đủ rộng và đạt tiêu chuẩn. Tùy vào nhu cầu sử dụng của gia chủ thì các kiến trúc sư mới có thể đưa ra 1 con số cụ thể để thiết kế.
Một tầng hầm có lối ra vào rộng rãi sẽ thể hiện được đẳng cấp cũng như quy mô xây dựng của nó, giúp các phương tiện lưu thông dễ dàng, thuận lợi và đảm bảo an toàn. Bên cạnh đó, còn giúp cho không gian bên trong được thông thoáng và dễ chịu hơn, đồng thời đây cũng được coi là vị trí để thoát hiểm nếu như có hiện tượng cháy nổ xảy ra.
Thi công nhà 2 tầng có tầng hầm
Ngày nay, xu hướng thiết kế nhà 2 tầng có tầng hầm xuất hiện ngày càng phổ biến, phù hợp với nhu cầu sử dụng của mọi người, đặc biệt là các khu vực thành thị đông đúc dân cư. Tuy nhiên, để có 1 công trình thiết kế đạt tiêu chuẩn và chất lượng, bạn cần phải biết 1 số lưu ý sau đây:
Biện pháp thi công đào đất tầng hầm
Trước khi tiến hành thi công công trình, bạn nên tuân thủ theo quy định của pháp luật về nguyên tắc an toàn, cũng như các hồ sơ, giấy tờ hợp pháp,...theo ban hành trong bộ luật xây dựng.
Thông thường, mỗi khi có lời mời hợp tác về thiết kế tầng hầm cho các hộ gia đình, đội ngũ kiến trúc sư của Nam Cường sẽ thường phải đi khảo sát thực tế và kiểm tra từng loại đất, đồng thời lắng nghe mong muốn của gia chủ. Căn cứ vào những yếu tố đó để có thể đưa ra được quyết định chính xác nhất về cách thiết kế sao cho phù hợp với nhu cầu của gia chủ.
Lưu ý trước khi thi công
Nhà thầu sẽ đưa ra 3 yếu tố để bàn bạc và đưa ra các ý kiến, giải pháp với chủ đầu tư
-Nhà thầu sẽ bắt tay vào thực hiện quá trình tiếp nhận trục, mốc, để có thể tìm cót cho công trình của chủ đầu tư.
-Tiến hành đào móng, bằng các phương pháp thủ công, sử dụng sức người kết hợp với hệ thống máy móc, xe cộ để vận chuyển đất thừa đi nơi khác, chừa diện tích để đặt vật liệu xây dựng.
-Để tránh tình trạng ùn tắc, ảnh hưởng đến những nhà dân xung quanh, nhà thầu phải tìm cách huy động nhân công vận chuyển đất ra khỏi khu vực xây dựng
Quy trình thi công
- Bắt đầu triển khai thi công theo kế hoạch
- Tìm cốt, trụ cho công trình, khoan cọc nhồi, đặt thép
- Đầm đất mềm, sử dụng gạch cao cấp để xây, thi công sàn, cốt,...
- Đào đất và đưa phần đất dư vận chuyển đi nơi khác
- Làm cốt sàn và sàn tầng hầm theo 1 thứ tự nhất định từ trên xuống dưới
- Đổ bê tông móng, thi công xây ván , kết cấu móng
- Lắp cốt thép, gia công ván khuôn, dầm sàn từ dưới lên trên
Cách chống thấm tầng hầm
Tầng hầm do được thi công dưới lòng đất nên dễ bị tác động bởi hiện tượng thấm và dột, gây hư hại, và ảnh hưởng đến tuổi thọ của tầng hầm. Chính vì thế, trong quá trình thi công, chống thấm tầng hầm là 1 trong những bước mà chủ đầu tư quan tâm nhất.
Chống thấm tầng hầm với mục đích ngăn chặn triệt để nước trong lòng đất ngấm vào, đồng nghĩa với việc bạn phải biết cách ngăn chặn nước thấm qua tường và sàn, để có thể giúp công trình luôn khô ráo.
Chống thấm tầng hầm chủ động
Đây là giải pháp chống thấm được các kiến trúc sư thực hiện từ nước ngầm, áp dụng cho các công trình mà gia chủ có điều kiện đào móng xung quanh, hoặc cũng có thể là được thi công từ đáy móng. Giải pháp này yêu cầu kết cấu của tầng hầm phải chịu được sự tác động của cơ học, và đặc biệt là ngăn được nước ngầm sao cho không thấm vào bên trong.
Tầng hầm có tường và nền bằng bê tông cốt thép
*Giải pháp thiết kế
-Cho nền:
+Lớp lột xác 100, không yêu cầu ngăn thấm
+Láng xi măng cát có khả năng chống thấm. Sau đó, dùng vữa mác 80-100 và dày 2cm giúp ngăn ngấm từ dưới lên.
+Dùng 2-3 nước sơn có khả năng chống thấm, nhằm giúp ngăn thấm tuyệt đối từ dưới lên
+Để bảo vệ màng sơn khi thi công bê tông nền, sử dụng lớp dầu cao su dày khoảng 3-5mm, giúp cảm thấm từ dưới lên
-Cho tường
+Lớp trát trong: Lớp này không yêu cầu thấm nước
+Bê tông tường: Thấm nước từ bên ngoài vào
+Vữa xi măng cát chống thấm:Có tác dụng chống thấm tốt, dùng vữa 80 dày 2cm và trộn kỹ
+Sơn chống thấm: Ngăn tuyệt đối nước thấm từ bên ngoài vào
+Lớp đất sét dẻo:Ngăn không cho nước vào chảy thành dòng, có khả năng thấm cao
*Yêu cầu thi công
Phải đầm thật kỹ bê tông và tường. Bê tông đổ không được quá cao 50cm, nên đầm lại để tăng thêm độ bền chặt. Tốt nhất là làm liên tục không dừng khi láng vữa xi măng chống thấm. Lớp sơn chống thấm yêu cầu phải đủ độ dày
Chống thấm tầng hầm bị động
Phương pháp này mang lại hiệu quá chống thấm rất cao. Tuy nhiên thì không phải công trường nào cũng cho phép có 1 không gian thật rộng rãi để thực hiện.
Chống thấm tầng hầm bị động là sẽ ngăn chặn nước ở nguồn gây thấm. Nước sẽ được các kiến trúc sư cho ngấm chủ động qua các lớp bê tông ở phía bên trong công trình, sau đó thu gom và sẽ được bơm lên hệ thống nước thải công cộng. Biện pháp này thường đem lại hậu quả rất cao cho các công trình có đất đai hạn chế, thường làm trước khi đào móng.
Những yêu cầu về kỹ thuật:
-Để tăng khả năng chống thấm, bạn nên đầm lại nền thật kỹ càng. Tiến hành phun ép hồ xi măng tại nền bê tông và khe tiếp giáp tường.
-Thi công xong cần kiểm tra lại mọi ngóc ngách để xem phía trong có chảy thành rãnh hay không. Nếu không thì phải phun thêm xi măng vào vị trí đó.
-Sàn rỗng phải được thiết kế dốc
-Đảm lại lớp bê tông trong quá trình thi công
-Tương tự, kiểm tra xem bê tông có chảy thành dòng không để kịp thời xử lý
Một số lưu ý khác
-Toàn bộ vật liệu để xây dựng tầng hầm đều phải đảm bảo chất lượng, nhằm giúp công trình kiên cố và vững chắc. Không nên ham rẻ mà mua phải những nguyên vật liệu kém chất lượng, dễ gây hỏng hóc.
-Cần phải đảm bảo độ cao, độ sâu,...đạt tiêu chuẩn theo quy định.
Chi phí thiết kế, xây dựng nhà 2 tầng có tầng hầm
Tùy vào quy mô, nhu cầu tiện nghi của căn nhà để có thể quy định 1 mức giá cụ thể. Mỗi 1 công trình có thiết kế khác nhau thường cũng sẽ có chi phí xây dựng khác nhau. Chính vì thế, nếu muốn biết 1 cách thật chính xác chi phí đầu tư để thiết kế và xây dựng 1 căn nhà 2 tầng có tầng hầm cho gia đình là bao nhiêu, thì bạn nên có buổi gặp gỡ trực tiếp để bàn bạc và thương lượng giá cả với bên đơn vị thiết kế. Họ sẽ dựa vào diện tích thiết kế, nhu cầu bố trí công năng để có thể đưa ra cho bạn 1 mức giá cụ thể. Từ đó, dựa vào năng lực kinh tế để có thể tiếp tục thi công, hoặc lược bớt những chi tiết dư thừa, không cần thiết.
Trong quá trình thi công, 2 bên nên lập ra 1 bảng tính chi phí thật khoa học và rõ ràng, nhằm nắm bắt thông tin và tiền nong qua số liệu thống kê. Điều này sẽ giúp chủ đầu tư bám sát được tiến trình thực hiện của ngôi nhà, đồng thời hạn chế lạm phát xảy ra.
Thiết kế nhà 2 tầng có tầng hầm là mô hình kiến trúc được ưa chuộng và xuất hiện phổ biến trong mấy năm vừa qua. Tuy nhiên, đây là 1 dạng kiến trúc phức tạp, không phải ai cũng có thể thiết kế được. Chính vì vậy, bạn nên tìm cho gia đình mình 1 đơn vị thiết kế thật uy tín và có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực này. Nam Cường tự tin sẽ là 1 trong những sự lựa chọn hoàn hảo nhất, đem đến cho bạn 1 công trình nhà ở có tầng hầm đạt tiêu chuẩn và chất lượng. Còn chần chờ gì mà không liên lạc ngay với chúng tôi qua hotline 0976222555 để được đội ngũ nhân viên tư vấn miễn phí.
Tham khảo bài gốc ở :
Thiết kế nhà 2 tầng có tầng hầm đạt chuẩn
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét